Categories
Những băn khoăn chung

Bảo hiểm xã hội tự nguyện – Bảo hiểm nhân thọ, nên chọn cái nào?

Bài viết dành cho những bạn làm nghề tự do (freelancer, kinh doanh, lao động thủ công,…), không có bảo hiểm xã hội (BHXH) do cơ quan đóng cho, nhưng muốn mua BHXH tự nguyện, để hưởng lương hưu sau này.

Bài viết sẽ tập trung phân tích bản chất quyền lợi của việc tham gia BHXH tự nguyện so với bảo hiểm nhân thọ (BHNT), xét về mặt hưu trí.

Vì sao mình muốn đề cập đến vấn đề này? Nguyên do từ thực tế của một bạn hàng xóm, làm nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh. Trước đây bạn ý làm cho công ty, được đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó bạn nghỉ việc, tự làm ở nhà, nhưng vì muốn sau này có lương hưu, nên hàng tháng vẫn gửi tiền (tầm 2 triệu/tháng), nhờ công ty đóng BHXH hộ.

Bạn đó sẽ được gì khi tham gia BHXH tự nguyện như vậy:

  1. Hưu trí
  2. Tử tuất

Hưu trí.

Phần Hưu trí, bạn sẽ nhận được bao nhiêu và sau bao lâu mới nhận được? -> Để có lương hưu, bạn phải đóng BHXH (bắt buộc/tự nguyện) tối thiểu 15 năm đến 20 năm, khi đó bạn sẽ nhận được tầm 50% lương (tương đương với tầm 4,5 triệu/tháng, với mức lương đóng tự nguyện là 9 triệu đồng, và phí đóng là gần 2 triệu/tháng như hiện nay).

Khi nào bạn bắt đầu nhận được lương hưu? Hiện tại, thì nữ là 60 tuổi, nam là 62 tuổi. Tức bạn đóng được 20 năm rồi, nhưng phải chờ thêm một điều kiện nữa là đủ tuổi, thì mới bắt đầu được nhận lương hưu.

Tử tuất.

Tiếp theo, là quyền lợi tử tuất. Khi sự kiện này xảy ra, thì người thân của bạn sẽ nhận được tiền tuất như sau, (chỉ có khi đã đóng BHXH từ đủ 5 năm trở lên):

  • Tuất 1 lần: khoảng 16 triệu đồng (tương đương với 10 tháng lương tối thiểu vùng)
  • Tuất hàng tháng: áp dụng cho bố mẹ già (trên 65 tuổi, không có thu nhập) và con cái dưới 18 tuổi, mức tiền trợ cấp tuất hàng tháng 1/2 mức lương tối thiểu (khoảng 800.000 đồng/tháng) x 4 suất (tối đa) = 3,2 triệu đồng/tháng, trợ cấp cho đến khi con cái bạn đến tuổi 18 thì dừng.

Vậy với chi phí 2 triệu đồng/tháng (24 triệu/năm), trong vòng 20 năm, bạn sẽ có quyền lợi như thế nào nếu dùng số tiền đó để mua Bảo hiểm nhân thọ (BHNT)?

  1. Hưu trí: ở tuổi 62, nếu bạn may mắn vẫn sống khỏe, bạn có thể rút giá trị hoàn lại của Hợp đồng BHNT (khoảng 700 triệu với mức lãi suất hiện tại là 5%). Với số tiền này, bạn có thể gửi ngân hàng lấy lãi suất hàng tháng ra để dùng dần như một khoản lương hưu, trong khi số gốc (700 triệu) vẫn còn.

-> Đây là điểm khác biệt quan trọng với BHXH, vì với BHXH, bạn không có số gốc (ngoại trừ những người chọn lấy BHXH 1 lần từ khi còn trẻ), mà chỉ được nhận nhỏ giọt mỗi tháng một số tiền nhất định, số gốc = 0

  1. Tử tuất: khoảng 1 tỷ đồng (giá trị bảo vệ) – là cái mà gia đình sẽ nhận được, thay vì 16 triệu nếu bạn tham gia BHXH

-> Sự khác biệt này là rất rõ ràng và cần thiết, khi bạn còn trẻ, và có cả một gia đình 3 con để gánh vác!

  1. Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: 1,5 tỷ – đây là số tiền bù đắp lại thu nhập, giúp trang trải các chi phí tối thiểu, nuôi sống bạn và gia đình khi không may mất khả năng lao động.

-> Quyền lợi này bên BHXH không có.

  1. Ung thư giai đoạn sau: 240 triệu – đây là quyền lợi cộng thêm trong một sản phẩm BHNT

-> BHXH không chi trả cho cái này.

Đến đây, bạn đã nhận ra sự khác biệt rồi chứ?

Cùng 1 số tiền như nhau, nhưng nếu xem xét kỹ, bạn vẫn có thể có giải pháp tốt hơn cho nhu cầu của mình.

P.S: Bài viết chỉ tập trung vào khía cạnh hưu trí trong BHNT, cùng các quyền lợi cộng thêm sẵn có trong sản phẩm, so với hưu trí trong BHXH tự nguyện. Các con số mang tính giả định tương đối, cho 1 nam 40 tuổi, có nhu cầu hưu trí.

Quý khách muốn biết thêm thông tin?

Bạn vẫn còn phân vân để lựa chọn gói sản phẩm phù hợp? Bạn muốn tư vấn kỹ hơn về sản phẩm?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi.