Hiện nay, khi vay tiền tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính khách hàng buộc phải đóng khoản phí bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ không hiểu được hết bản chất của bảo hiểm khoản vay, dẫn đến nhiều suy nghĩ sai lệch về loại hình bảo hiểm này. Vậy để biết thêm thông tin về bảo hiểm khoản vay, hãy cùng Giải pháp Bảo hiểm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Phí đóng tiền bảo hiểm khoản vay có được trả lại hay không?
Trường hợp tiền bảo hiểm khoản vay sẽ không được hoàn trả lại nếu có xảy ra sự cố tai nạn giao thông hoặc bất cứ những rủi ro nào dẫn tới việc không thể hoàn tiền.
Khi tham gia gói bảo hiểm khoản vay, việc hoàn trả tiền bảo hiểm khoản vay sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp của bên mua bảo hiểm cụ thể là:
- Đối với trường hợp số tiền mà công ty bảo hiểm chi trả lớn hơn số dư nợ của người vay vay, bên bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ về đơn vị cho bên vay, nếu còn dư nợ daonh nghiệp sẽ tiếp tục hoàn trả cho người vay.
- Đối với trường hợp bên mua bảo hiểm yêu cầu kết thúc hợp đồng trước thời hạn, bên bán bảo hiểm sẽ hoàn trả cho bên còn lại 70% phí bảo hiểm trên thời gian còn lại.
- Đối với trường hợp bên bán bảo hiểm yêu cầu hủy hợp đồng trước thời hạn, bên bán sẽ phải thanh toán cho bên kia 100% phí bảo hiểm.
Số tiền được hoàn trả sẽ được ghi chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm, số tiền bạn được hoàn trả lại sẽ tùy thuộc vào trong hợp đồng thường chỉ trả được một phần chứ không phải là toàn bộ.
Xem thêm: Bạn biết gì về dịch vụ bảo hiểm liên kết đơn vị?
2. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc phải tham gia hay không?
Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách hàng không bắt buộc phải mua bảo hiểm liên quan đến các khoản vay. Do đó, việc mua bảo hiểm khoản vay hoàn toàn là do khách hàng tự nguyện.
Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn đảm bảo được nhiều quyền lợi cho những người đi vay. Khi bạn tham gia vào bảo hiểm khoản vay, sẽ được ngân hàng hỗ trợ khách giải ngân các khoản vay một cách nhanh chóng và đồng thời bảo vệ quyền lợi của người vay nếu họ không thể tiếp tục việc thực hiện nghĩa vụ với các ngân hàng khi gặp những tình huống bất khả kháng.
3. Bảo hiểm khoản vay được phân loại như thế nào?
- Bảo hiểm khoản vay thế chấp
Đây là loại hình bảo hiểm khoản vay dành cho những người thế chấp tài sản cá nhân để vay tiền và đảm bảo cho việc hoàn thành chi trả. Nếu người vay mất khả năng trả tiền thì tài sản đã thế chấp này sẽ bị phía ngân hàng xiết nợ.
Đối với trường hợp này, gói bảo hiểm khoản vay chính là bảo hiểm được mua để bảo vệ cho tài sản đã được thế chấp, mọi quyền lợi sẽ thuộc về phía tài sản đã được mang ra để thế chấp chứ không thuộc về phía của người vay.
- Bảo hiểm khoản vay tín chấp
Đối với gói vay tín chấp, bạn phải mua bảo hiểm khoản vay từ phía ngân hàng cung cấp. Khi người vay không có bất kỳ loại hình tài sản nào để đảm bảo rằng có khả năng để chi trả, đảm bảo những rủi ro có thể xảy ra của người vay tiền dẫn đến tình trạng không thể hoàn trả tiền.
Bảo hiểm khoản vay thường sẽ hướng đến người vay tiền và theo quy định trước đó thì bảo hiểm khoản vay sẽ không bắt buộc tham gia nhưng các ngân hàng thường ép khách hàng phải mua.
Xem thêm: Bảo hiểm liên kết chung là gì? Có nên mua bảo hiểm liên kết chung hay không?
4. Phương pháp để tính bảo hiểm khoản vay
Lãi suất bảo hiểm khoản vay thường sẽ do bên vay – ngân hàng hay các tổ chức tín dụng quy định và đã thỏa thuận với khách hàng dao động từ 3% – 6% tổng số tiền vay của hợp đồng. Phí bảo hiểm này sẽ được trừ trực tiếp vào khoản vay khi được giải ngân hoặc cộng thêm vào số nợ gốc để thanh toán.
Cụ thể sẽ có cách tính phí bảo hiểm khoản vay như sau:
- Phí bảo hiểm khoản vay = Tỷ lệ bảo hiểm khoản vay * Tổng số tiền vay trong hợp đồng.
Ví dụ điển hình: Nếu như một khách hàng vay 100.000.000 VNĐ tại ngân hàng với mức phí bảo hiểm khoản vay là 5%, bảo hiểm tiền vay được tính bằng công thức sau: 100.000.000 * 5% = 5.000.000 VNĐ.
Có thể nói rằng bảo hiểm khoản vay giúp cho người vay sau khi vay tiêu dùng tín chấp hoặc thế chấp sẽ giảm thiểu được những sự cố bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Hy vọng với bài viết trên đây của Giải pháp Bảo hiểm các bạn có thể hiểu rõ được về bảo hiểm khoản vay có trả lại không? Cũng như các thông tin liên quan về gói bảo hiểm này.