Quyền lợi có thể được bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm nhân thọ là một trong các yếu tố quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm khi quyết định sử dụng các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Cùng Giải Pháp Bảo Hiểm tìm hiểu chi tiết các quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ qua bài viết sau.
I. Định nghĩa quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ
Theo quy định tại Điều 9 khoản 2 Luật KDBH năm 2000 được chỉnh sửa năm 2010, những quyền lợi được nhận bảo hiểm gồm: “quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền sử dụng; quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Theo BHNT, quyền lợi bảo hiểm là “quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”.
Tại Điều 3 khoản 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật”.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc là những nội dung tương đối quan trọng của luật hôn nhân và gia đình: nghĩa vụ nuôi dưỡng là nghĩa vụ được xác lập giữa cha mẹ (cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng, cha mẹ ruột) và con cái (con riêng của chồng, con riêng của vợ, con nuôi, con ruột) và ngược lại, giữa ông bà với cháu hoặc bác, chú, dì, cô ruột với cháu.
Ngoài các nghĩa vụ được pháp luật quy định, các quy định về nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng khác đều không tồn tại.
Ngoài các mối quan hệ cấp dưỡng và nuôi dưỡng được xác lập theo huyết thống hoặc theo quan hệ hôn nhân, các quan hệ cấp dưỡng và nuôi dưỡng khác tồn tại như: quan hệ cấp dưỡng giữa chồng và vợ sau khi ly hôn, quan hệ cấp dưỡng giữa người phạm tội với những người bị hại phải có trách nhiệm nuôi dưỡng trong trường hợp bị hại còn sống,…
Quy định tại Điều 9 khoản 3 của Luật KDBH, nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi dưỡng phải được gắn với đối tượng được bảo hiểm. Điều 31 khoản 1 của Luật KDBH quy định như sau: “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người”.
Vì vậy, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền lợi của BHNT là quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng của bên người mua bảo hiểm với người được bảo hiểm có vấn đề phát sinh liên quan đến tính mạng, sức khỏe hoặc tuổi thọ của người được bảo hiểm.
Pháp luật Việt Nam về KDBH không nhận bảo hiểm cho các yếu tố khác liên quan đến con người như cơ thể người, nghề nghiệp,…
Ví dụ, pháp luật của bảo hiểm Việt Nam nghiêm cấm một cá nhân mua bán bảo hiểm cho giọng hát của ca sĩ hay đôi chân của cầu thủ bóng đá. Người sử dụng bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho cầu thủ bóng đá với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, sinh kỳ hoặc tử kỳ.
Xem thêm: Mất sổ bảo hiểm có làm lại được không?
Vì thế, cầu thủ bóng đá chỉ có thể được bảo hiểm cho tổn thất về mặt sức khỏe khi bị gãy chân và sẽ không được bảo hiểm đối với các tổn thất về thu nhập nhằm mục đích chi trả tài chính cho cuộc sống khi phải giải nghệ vì các chấn thương.
Dựa vào các phân tích trên có thể hiểu khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong BHNT là các quyền lợi sau: quyền và/hoặc nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa/của người mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm gắn liền về tính mạng, tuổi thọ, sức khỏe và tai nạn con người.
II. Nội dung của quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ
Người sử dụng sản phẩm bảo hiểm sẽ được hưởng bảo hiểm khi gặp các tổn thất. Hoặc có một mối quan hệ xác định được pháp luật công nhận giữa người tham gia và sử dụng bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.
Các biểu hiện của mối quan hệ này được xác định thông qua các quyền như: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối đối với đối tượng được bảo hiểm.
Lưu ý: Nếu tài sản được bảo hiểm thuộc quyền sở hữu của hai cá nhân khác nhau thì quyền sở hữu và quyền sử dụng lúc này sẽ rất phức tạp.
Theo đó, người chủ sở hữu và người chủ sử dụng đều sẽ có những quyền lợi được bảo hiểm.
Dựa trên những nguyên tắc về quyền lợi có thể được bảo hiểm với mục đích loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác, hoặc cố ý gây ra các thiệt hại và tổn thất để có thể kiếm lợi từ một hợp đồng bảo hiểm.
Dựa trên những nguyên tắc được bảo hiểm thì đối với quyền lợi được bảo hiểm có thể sẽ là quyền lợi đã có và sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc được áp dụng cụ thể sau đây:
Thứ nhất, đối với bảo hiểm phi nhân thọ:
Đối với bảo hiểm cho tài sản, người mua bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm sẽ phải có mối liên hệ cụ thể với nhau và được luật pháp công nhận. Thứ nhất là quyền chủ sở hữu, thứ hai là quyền và trách nhiệm đối với tài sản đó.
Ví dụ: Khi một người vay mượn một món đồ vật, người đó sẽ có quyền lợi bảo hiểm hay trách nhiệm đối với đồ vật đó. Vì thế, nếu đồ vật đó bị mất hay hư hỏng thì người mượn sẽ phải có trách nhiệm thay thế, sửa chữa, đền bù hoặc khôi phục lại món đồ đó.
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Quyền lợi được bảo hiểm sẽ được căn cứ dựa vào quy định của pháp luật về ràng buộc dựa trên trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, đối với bảo hiểm nhân thọ:
Đối với bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi được bảo hiểm được hiểu là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm. Các rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm sẽ tạo ra những tổn thất về mặt tài chính và cả tinh thần cho bên sử dụng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm của mọi cá nhân đối với sự an toàn của mạng sống của chính họ là không giới hạn. Do đó họ có thể bảo hiểm tính mạng bản thân với bất cứ giá trị nào mà họ mong muốn. Yêu cầu duy nhất là đóng đầy đủ phí bảo hiểm.
Quyền lợi được bảo hiểm có thể được tồn tại đối với những người thân có các mối quan hệ sau: cha/mẹ, vợ/chồng, con/cái, anh/chị/em của người được bảo hiểm. Hoặc đối với những người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm thuộc một tổ chức thì quyền lợi được bảo hiểm sẽ được tồn tại trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức như công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm cho người lao động tại tổ chức đó.
+ Tổ chức như ngân hàng hay công ty tín dụng mua bảo hiểm cho khách hàng vay của họ.
Công ty bảo hiểm sẽ có các bước kiểm tra nghiêm ngặt để có thể đảm bảo những nguyên tắc về quyền lợi được bảo hiểm áp dụng. Hơn nữa, cần xác định có tồn tại quyền lợi được bảo hiểm theo nguyên tắc và quy định của hợp đồng bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm.
III. Thời điểm xác định bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền lợi được bảo hiểm được xác lập tại thời điểm nào phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng BHNT nói riêng và hợp đồng bảo hiểm con người nói chung.Theo quy định của khoản 1 Điều 22 Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Theo đó, bên mua bảo hiểm sẽ chỉ được mua bảo hiểm nếu có thể chứng minh được quyền lợi có được bảo hiểm đang được tồn tại ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể hơn, nếu khách hàng hay bên mua bảo hiểm có thể dự đoán được sự tổn thất của một quyền lợi trong tương lai thì họ có thể hoàn toàn có quyền tham gia bảo hiểm để hạn chế rủi ro.
Ngược lại nếu không tổn thất như dự đoán tại thời điểm xảy ra bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Vì thế bên bảo hiểm sẽ không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2019 quy định, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm nhưng trong quá trình thực hiện, quyền lợi có thể được bảo hiểm đã không còn tồn tại.
Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam không quy định về việc bên mua bảo hiểm phải chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm trong khoảng thời hạn bao lâu tính từ ngày quyền lợi có thể được bảo hiểm không tồn tại. Bởi vì, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật KDBH, hợp đồng sẽ tự động chấm dứt khi quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn. Vì vậy, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người có quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn giá trị.
Mặt khác, có thể hiểu là không có giới hạn thời gian tối đa để người mua bảo hiểm phải chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, miễn sao việc chuyển nhượng hoàn thành trước khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm quyền lợi của các các bên, cần phải quy định một khoản thời hạn tính từ khi quyền lợi bảo hiểm không còn, người mua bảo hiểm phải chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người có quyền lợi có thể được bảo hiểm tiếp theo.
Nếu hết thời hạn chuyển nhượng, người mua bảo hiểm không chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người có quyền lợi có thể được bảo hiểm tiếp theo thì hợp đồng bảo hiểm mới chấm dứt.
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết về các quyền lợi có thể được bảo hiểm. Hy vọng bài viết trên của Giải pháp Bảo hiểm sẽ có ích và giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những quyền lợi có thể được bảo hiểm đã nêu trên.